BẢN TIN PHÁP LUẬT – TUẦN 4 THÁNG 11
I. VĂN BẢN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
– Quyết định 3147/QĐ-BYT năm 2022 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 11/2022/TT-BYT.
– Quyết định 753/QĐ-QLD năm 2022 sửa đổi thông tin tại Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam kèm theo các Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành của cục Quản Lý dược.
II. VĂN BẢN, LUẬT HẾT HIỆU LỰC
– Thông tư 124/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện (hết hiệu lực ngày 19/11/2022).
– Thông tư 117/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng (hết hiệu lực ngày 19/11/2022).
– Thông tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (hết hiệu lực ngày 20/11/2022).
– Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT Ban hành chương trình đào tạo kiểm định viên chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (hết hiệu lực ngày 25/11/2022).
III. TIN TỨC PHÁP LUẬT
Kiểm tra, xử lý tình trạng xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định
Ngày 18/11/2022, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công văn 12089/BGTVT-VT về việc kiểm tra, xử lý “xe dù”, “bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép”, “xe tiện chuyến” trên địa bàn các địa phương.
Theo công văn, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng xe khác tuyến cố định bỏ bến ra ngoài hoạt động; “xe dù”, “bến cóc” có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp; đặc biệt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với vấn đề này, ngày 31/20/2022 lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì cuộc họp giao ban vận tải toàn quốc, phân tích chỉ ra khó khăn, vướng mắc, giải pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và đơn vị liên quan thực hiện.
Trên cơ sở nội dung báo cáo của các đơn vị, kiến nghị của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần vào cuộc quyết liệt và chỉ đạo:
– Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý dứt điểm hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, “xe trá hình tiến hành tuyến cố định”, “xe ghép”, “xe tiện chuyến” trên địa bà;
– Kiểm tra, xử lý các văn phòng đại diện của đơn vị vận tải, bãi đỗ trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe tạm, tự phát; nếu phát hiện có tổ chức đón, trả khách, cò khách thì kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định;
– Rà soát việc tổ chức giao thông, phân luồng vận tải hành khách đảm bảo có điểm dừng, đón trả khách theo quy định.
– Rà soát hệ thống báo hiệu giao thông có biển cấm xe khách vào các tuyến phố gtần khu vực các bến xe, tổ chức các tuyến xe buýt để kết nối bến xe.
– Tạo thuận lợi cho đơn vị vận tải hoạt động theo quyến cố định được trang bị, đầu tư xe trung chuyển phục vụ đưa đón khách đến bến xe, đến điểm đón trả, khách đã được công bố theo quy định.
– Yêu cầu bến xe tổ chức khu vực dành riêng cho xe taxi, xe ôm chở khách để đảm bảo thuận lợi cho hành khách vào bến và rời bến được thuận tiện, an toàn.
– Yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh bến bãi thực hiện đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
– Sở Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Công an và ngành thông tin – truyền thông kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xe cá nhân để kinh doanh vận tải thông qua hình thức lập nhóm trên Zalo, Facebook và các mạng xã hội khác.
Tăng cường thanh tra doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội
Đây là nội dung đáng chú ý được nêu tại Công văn 3511/BHXH-TST ngày 18/11/2022 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tăng cường các giải pháp thực hiện giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp những tháng cuối năm 2022.
Để phấn đấu giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất, bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình trạng chậm đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc Thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp đến đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc nộp tiền đóng đầy đủ, đúng thời hạn.
Đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành cấp Tỉnh, cấp huyện, tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê,s bảo hiểm thất nghiệp để đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đóng đầy đủ số tiền chậm đóng, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới.
Đặc biệt, tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng đói với doanh nghiệp chậm đóng từ 03 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm; đối với đơn vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc cố tình chây ì không thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh yếu tố gian dối, gian lận trong chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để hoàn thiện hồ sơ gửi đến cơ quan điều tra xử lý.
Bộ giáo dục tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong trường học
Ngày 21/11/2022, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành công văn 6141/BGDĐT-GDTX về việc tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục.
Trong thời gian vừa qua, công tác đảm bảo vệ sinh,an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục đã được các địa phương quan tâm và kịp thời chỉ đọa, tạo sự chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, một số cơ sở giáo dục vẫn xảy ra tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em, học sinh, sinh viên gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, Bộ giáo dục đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm bằng cách:
– Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luạtan toàn thực phẩm. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo dục, nhân viên nhà trường, học sinh, phụ huynh, về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
– Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định.
– Tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường để phòng chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không đảm bảo.
– Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục – Y tế, huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Tất cả đầu mối kinh doanh xăng dầu đã ký cam kết cung cấp đủ hàng.
Ngày 12/11/2022, Bộ Công thương đã ban hành công điện 7196/CĐ-BCT về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Gần đây, trường hợp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng hoạt động tại một số địa phương trên cả nước đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu Tổng cục quản lý thị trường Và Cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm trongk inh doanh xăng dầu; phối hợp với Sở Công thương, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám stá hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
Đặc biệt, bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu tất cả các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn ký biên bản cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ, hoàn thành xong trước ngày 16/11/2022.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý thị trường tập trung giám sát cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù ở bất kì loại hình nào, áp dụng hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Theo phóng sự của VTV, hiện nay Hà Nội hầu như không còn tình trạng người dân phải xếp hàng hay chờ đợi khi mua xăng dầu.
Trong 03 tháng cuối năm, Bộ Công Thương giao tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu là 5,5 triệu m3 cho 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Chỉ thị mới về Tết Quý Mão 2023.
Ngày 18/11/2022, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành chỉ thị số 19-CT/TW về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023.
Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2023 và vui xuân, đón Tết Quý Mão lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định.
Bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày thống, gặp mặt đầu năm. Tết trồng cây…thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão phù hợp với điều kiện, khả năng của từng địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không qua sử dụng ngân sách nhà nước.
Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo cấp trên; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không được sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công trái quy định.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh. Tăng cường quản lý thị trường, ổn định giá cả, cân đối cung – cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu…