Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Hôm qua : 1
Tháng 09 : 13
Tháng trước : 85
Năm 2024 : 848
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BẢN TIN PHÁP LUẬT TUẦN 3- THÁNG 11

I. VĂN BẢN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

– Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch hiện tại tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư Pháp.

– Nghị quyết 150/2022/NQ-CP năm 2022 về Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi) do Chính phủ ban hành.

II. VĂN BẢN, LUẬT HẾT HIỆU LỰC

– Thông tư 05/2017/TT-NHNN ngày 26/02/2016 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (hết hiệu lực ngày 15/11/2022).

– Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (hết hiệu lực ngày 15/11/2022).

III. TIN TỨC PHÁP LUẬT

Lịch sử là môn học bắt buộc trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT ngày 08/11/2022 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định việc giảng dạy và khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

– 03 môn học bắt buộc Toán, Ngữ Văn, Lịch sử.

– 04 môn học lựa chọn là Vật lí, Hóa học, Sinh Học, Địa Lý.

Trong đó môn Toán, Ngữ Văn có thời lượng 252 tiết/môn học; Các môn Vật lí, Địa lí, Lịch Sử, Hóa học, Sinh học có thời lượng 168 tiết/môn học.

Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp với từng môn học, mỗi lớp không quá 45 người học. Mỗi môn học được giảng dạy 03 kì.

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Thời gian làm bài kiểm tra với các môn học 168 tiết từ 45-60 phút; đối với môn học 252 tiết là từ 60-90 phút. Học sinh có điểm trung bình môn học từ 5,0 điểm trở lên và nghỉ học không quá 20% thời lượng môn học thì được dự thi kết thúc môn học đó.

 Bộ Công Thương lấy ý kiến để sửa đổi quy định về kinh doanh xăng dầu

Ngày 12/11/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 7197/BCT-TTTN về việc rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu.

Nhằm triển khai thực hiện các chỉ đạo gần đây của Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tư Pháp rà soát, đưa ra một số vấn đề cần đề xuất, sửa chữa như:

– Vấn đề chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu;

– Quy định về mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu;

– Đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn;

– Quyền, nghĩa vụ của thương nhân phân phối xăng dầu;

– Quyền, nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;

– Việc thống nhất đầu mối quản lý mặt hàng xăng dầu;

– Việc quản lý quỹ và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu;

– Việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định vể xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

– Việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định về xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP, có ý kiến đối với các nội dung đề xuất sửa đổi nêu trên và các nội dung cần sửa đổi, bổ sung khác (nếu có).

Đồng thời, cử người tham gia Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi Nghị định 83/2014 và Nghị định 95/2021. Văn bản cử người và tham gia ý kiến của các đơn vị trên gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20/11/2022 để kịp thời tổng hợp, báo cáo thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2022.

Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật đất đai từ tháng 12/2022

Ngày 14/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 150/NQ-CP về việc ban hành kế hoạch hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Chính phủ giao Bộ tài nguyên và môi trường nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), trình Chính phủ trước ngày 25/11/2022 và gửi Thường trực ủy ban Kinh tế trước ngày 01/12/2022.

Tháng 11/2022, Bộ Tài Nguyên và môi trường xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Tháng 12/2022 đến tháng 01/2023, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ tài nguyên và môi trường đăng tải dự thảo  Luật đất đai (sửa đổi) để lấy ý kiến công khai.

Tháng 01-02/2023, Bộ tài nguyên và môi trường; Các bộ, ngành có liên quan vả Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) theo Kế hoạch của Quốc hội.

Bộ tài nguyên và môi trường tổng hợp và xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của người dân với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), trình Chính phủ trước 10/3/2023, gửi thường trực Ủy ban kinh tế trước ngày 01/4/2023.

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp mạng lưới phân phối nước ngoài

Ngày 14/11/2022, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1415/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2030”.

Theo đó, Đề án định hướng phát triển thị trường xuất, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; tổ chức sản xuất bài bản, bền vững; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước, mang lại giá trị cao cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể là:

– Phấn đấu đến 2030, hàng hóa Việt Nam có mặt tại chuỗi phân phối của tất cả các quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam;

– Hỗ trợ 5.000 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới;

– Tổ chức 10.000 lượt kết nối, giao thương với mạng lưới phân phối nước ngoài;

– Hỗ trợ trên 10.000 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài;

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất; Hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Quốc tế và phối hợp với các tập đoàn phân phối quảng bá, nâng cao vị thế và hình ảnh sản phẩm Việt Nam.

Sửa đổi quy định về xuất trình Sổ hộ khẩu giấy trong tháng 12/2022

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết 143/NQ-Cp ngày 04/11/2022 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 10/2022.

Cụ thể, Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy và trình Chính phủ ban hành trong tháng 12/2022.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp để hàon thành các chỉ tiêu của của Luật cư trú năm 2020 về việc bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền có yêu cẩu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị sử dụng trước ngày 31/12/2022.

Đồng thời, tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hiện nay, theo quy định khoản 2, Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA người dân sẽ bị thu Sổ hộ khẩu khi thực hiện một trong các thủ tục sau:

– Thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú;

– Thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú;

– Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Thủ tục tách hộ;

– Thủ tục xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin có trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Khoản 3 điều 38 Luật Cư trú quy định, Sổ hộ khẩu giấy được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.

Chính phủ tổ chức lại một số đơn vị thuộc Bộ y tế.

Ngày 15/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2022/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế.

Bộ y tế là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Y tế, bao gồm các lĩnh vực: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, y tế dự phòng, giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần, dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế, bảo hiểm y tế…

Nghị định 95/2022 đã thay đổi cơ cấu tổ chức của Bộ y tế từ 23 đơn vị xuống còn 21 tổ chức.

Cụ thể, Nghị định 95 vẫn giữ nguyên 16 đơn vị có chức năng quản lý nhà nước của Bộ y tế bao gồm: Vụ bảo hiểm y tế; Vụ sức khỏe bà mẹ – trẻ em; Vụ tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch – tài chính; Vụ pháp chế; Vụ hợp tác quốc tế; văn phòng nội bộ; Thanh tra Bộ; Cục khoa học công nghệ và đào tạo; Cục Y tế dự phòng; Cục phòng, chống HIV/AIDS; Cục quản lý môi trường y tế; Cục quản lý khám, chữa bệnh; Cục quản lý y dược cổ truyền; Cục quản lý dược; Cục an toàn thực phẩm.

Đồng thời, giữ nguyên Viện chiến lược và chính sách y tế; Báo sức khỏe và đời sống.

Tổ chức lại một số đơn vị như:

Tổng cục Dân số chuyển thành Cục dân số;

Không duy trì Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng; Vụ trang thiết bị và công trình y tế; Tạp chí y dược học; Cục công nghệ thông tin;

Thành lập Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế; Trung tâm thông tin y tế Quốc gia.

 


Nguồn:daisao.chodon.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị