Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 3
Tháng 01 : 36
Tháng trước : 75
Năm 2025 : 36
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BẢN TIN PHÁP LUẬT TUẦN 1 THÁNG 10

I. VĂN BẢN, LUẬT HẾT HIỆU LỰC

– Nghị định 18/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hết hiệu lực ngày 12/9/2022).

– Nghị định 34/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ (hết hạn ngày 15/9/2022).

– Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-Ttg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (hết hạn ngày 20/9/2022

II. VĂN BẢN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

– Thông tư 23/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 38/2020/TT-BGTVT hướng dẫn định giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực quản lý đường thủy.

– TT 105/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 117/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế Tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho 2 Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

III. TIN TỨC PHÁP LUẬT

Yêu cầu về bản quyền đối với Chương trình truyền hình từ 01/01/2023

Ngày 01/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-Cp về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Trước đây, Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định các kênh chương trình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình tại lãnh thổ Việt Nam mà không cần thỏa thuận về bản quyền.

Tuy nhiên, tại Nghị định 71/2022/NĐ-CP, quy định này đã được sửa đổi. Theo đó, các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình thông qua thỏa thuận giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, Nghị đinh 71/2022/NĐ-Cp bổ sung quy định: Các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của giá dịch vụ giá trị gia tăng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bản quyền như sau:

– Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp;

– Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim được phát trên kênh, gồm cả tên, logo của kênh chương trình;

– Bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận bản quyền; tính nguyên vện của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại.

Nóng: Giá xăng giảm mạnh, chỉ còn 20.000 đồng/ lít.

Chiều ngày 03/10/2022, Bộ Công thương đã ban hành Công văn 5938/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Sau điều chỉnh cảu Bộ công thương, từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 21.443 đồng và E5 RON 92 là 20.732 đồng. Giá xăng trong nước có kỳ giảm lần thứ 9 trong 2,5 tháng qua, về ngang ngưỡng của giữa năm 2021.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Mỗi lít dầu diesel hạ thêm 328 đồng. Dầu hỏa giảm 753 đồng, về mức 21.688 đồng/1 lít. Còn dầu mazut cũng giảm thêm 562 đồng, còn 14.094 đồng/kg.

Ở kì điều chỉnh này, liên Bộ công thương – Tài chính tiếp tục không chi sử dụng Quỹ bình ổn với xăng, dầu. Thay vào đó, nhà điều hành tăng mức trích lập vào quỹ với xăng RON 95-III từ 450 đồng lên 600 đồng 1 lít, nhưng giữ nguyên mức trích lập 451 đồng với mỗi lít xăng E5 RON 92.

Các mức trích lập vào Quỹ bình ổn giá của dầu hỏa, dầu diesel và mazut vẫn giữ nguyên như kỳ điều hành ngày 21/9/2022, ở mức 300 đồng/1 lít với dầu hỏa, và 741 đồng/ 1kg với dầu mazut.

Quy trình quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

Ngày 22/9/2022, Tổng cục Thuế đã có quyết định 1521/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế nhằm quy định rõ nhiệm vụ, nội dung và trình tự các công việc của cơ quan thuế và các tổ chức liên quan trong việc quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế, bao gồm:

– Quản lý việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;

– Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế, quản lý hành nghề của nhân viên đại lý thuế và việc tổ chức cập nhật kiến thức dịch vụ làm thủ tục thuế.

Quy trình này bao gồm các tiểu quy trình sau đây:

– Quy trình cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;

– Quy trình quản lý hoạt động kinh doanh làm thủ tục về thuế của đại lý thuế, quản lý hành nghề của nhân viên đại lý thuế.

– Quy trình quản lý tổ chức cập nhật kiến thức.

Quy trình này áp dụng cho Tổng cục thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố, Chi cục thuế khu vực để quản lý việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế, quản lý hành nghề của nhân viên đại lý thuế và quản lý việc tổ chức cập nhật kiến thức.

Một số bước trong quy trình được xử lý tự động trên hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dưới sự rà soát, kiểm soát của bộ phận nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể cho từng bộ phận.

Không để xảy ra ùn tắc, “làm luật” khi thông quan hàng hóa qua biên giới

Đây là nội dung được nêu tại Công điện 871/CĐ-TTg ngày 29/9/2022 của Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý tiêu cực liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền.

Thời gian gần đây, tình trạng môi giới trung gian làm thủ tục hành chính để doanh nghiệp, chủ hàng được nhanh chóng thông quan xuất khẩu, nhập khẩu diễn ra ở hầu hết các địa phương có cửa khẩu biên giới đất liền.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công thương, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến, kịp thời có giải pháp điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu.

Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng ùn tắc, ‘làm luật” với các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận chuyển hành hóa xuất, nhập khẩu, kịp thời phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Bộ tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan rà soát, đánh giá thủ tục thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa quản lý hải quan.

Bộ quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự tại các cửa khẩu biên giới đất liền, kịp thời phát hiện và xử lý các cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các kho, bến, địa điểm tập kết hàng để móc nối, câu kết “làm luật”, thông quan hàng hóa trái quy định của pháp luật.

Bộ ngoại giao có nhiệm vụ trao đổi với cơ quan ngoại giao các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, về nghị tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu qua biên giới đất liền.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị